nguyên tắc phân tích tác phẩm âm nhạc


I TÍNH CHẤT ĐẶC BIỆT CỦA NGHỆ THUẬT ÂM NHẠC,
PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÁC PHẨM ÂM NHẠC
Âm nhạc như chúng ta đã biết và đã hiểu rất rõ về nó. Âm nhạc-nghệ thuật của âm thanh là 1 trong những hình thái ý thúc của xã hội, phụ thuộc vào hoạt động và quy luật của tự nhiên, đông thơi âm nhạc còn có những quy luật riêng bắt nguồn từ tính chất đặc biệt của nó.
Tinh chất đặc biệt đó của âm nhạc là bản chất thời gian. Tại sao chúng ta lại có thể nói như vậy? Bởi âm nhạc được trình bầy, phat triển qua thời gian thể hiện sự tiến triên của nội dung hình tượng(hình tượng ở đây là các nhân vật sự kiện trong thời gian bài hát ra đời.v.v)
Âm nhạc thông qua những âm thanh mang tính nhạc dụa trên hai yếu tố cơ bản là giai điẹu và tiết tấu được tổ chức 1 cách chặt chẽ tao thành những hệ thông có logic để thể hiện hình tượng nôi dung nhất định những tình cảm sinh động,sâu sắc của con người.
Một tác phăm nghệ thuật âm nhạc có tính nghệ thuật cao bao giờ cũng chứa đựng 1 nội dung sâu sắc. Để thể hiện những nội dung này các tác giả đã lựa chọn nhưng hình thức phù hợp,điển hình ko trùng lặp. Sự độc đáo của mỗi hình thức ko phải là ngẫu nhiên,đó là kết quả của nôi dung khách quan biểu hiện bằng phương tiện cảu ngôn ngữ âm nhạc.
Mỗi tác phẩm âm nhạc là sản phẩm của từng thời đại lịch sử nhất định được sinh ra trong những điêu kiên kinh tế xã hội cụ thể. Các tác phâm của các nhạc sĩ nổi tiếng đả phản ánh trong tác phẩm cảu mình bằng phương phap này hay phương pháp khác những khuynh hương tiên bộ của thơi đại. Những tác phẩm ấy có giá tri bất diệt, có tác động trở lại để con người vươn tới cái đẹp cái thiện.
Muốn phân tích đuọc 1 tác phẩm âm nhạc dù nhỏ nhất như 1 bài hát tập thể, một làn điệu dân ca, dân vũ cho tới các tác phẩm có quy mô lớn như 1 bản giao hưởng ,1 vở nhac kịch...đòi hỏi có sự hiểu biệt rộng, toàn diện. Ngoài những hiểu biết chung về lich sử xã hội cần có các kiến thức về môn lý thuyết âm nhạc cơ bản,hòa âm,phức điệu,tính năng nahcj cụ,phối dàn nhạc,lịch sử âm nhạc.mĩ học âm nhạc...(phần mĩ hoc âm nhạc và lịch sử âm nhac mính e nói kỹ sau)
Phân tích 1 tác phẩm nghệ thuật trước hết phải nghiên cứu toàn diện,tổng hợp nhiều vấn đề trong 1 phạm vi rộng của nhiều vấn đề, ko chỉ giói hạn về cấu trúc của tác phẩm áy. Phát hiên nội dung và ý nghĩa nghệ thuật của tác phẩm là công viec chính của phân tích.
Việc tìm hiểu nội dung,hình thức cảu 1 tác phẩm cần dựa trên các yếu tố, các phương pháp diẽn tả cơ bản của âm nhạc : giai điệu, hòa âm, tiết tấu, nhịp độ, cương độ, âm sắc,cách cấu tạo.....Đông thời còn dựa trên phuông pháp diẽn tả chủ đề âm nhạc và những nguyên tác phát triển chủ đề.
Phân tích 1tác phẩm âm nhạc cần bắt đầu từ những nhận xét tổng quát,toàn bộ đến tùng chương,từng phần chi tiết nhỏ hơn.,kết hợp mọi khía cạnh trong toàn bộ.Có tác phẩm nhìn bề ngoài có thể có dáng dấp về hinh thúc chung là giông nhau nhưng khi phân tích các phần nhỏ hơn,chi tiết hơn theo từng phương pháp diễn tả cơ bản cảu âm nhạc lại có nhưng điểm khác biệt thể hiện tính cách sáng tạo riêng cảu từng nhà soạn nhạc
Trong quá trình phan tích ta sử dụng phươg pháp so sánh. Phân tích nội tại một tác phẩm âm nhạc nên kết hợp với phân tích so sánh.Có thể so sánh các tác phẩm cảu cùng 1 tác phẩm.hoặc tác phẩm của các tác giả khác cùng thời. Phương pháp so sánh sẽ phát hiệ thấy đương nét điển hình để khacngw định 1 phong cách 1 thể loại,đông thời còn xác định chính xác tính điển hình,đọc đáo của mỗi tác phẩm.
Trong quá trình phân tích tác phẩm viẹc nghiên cứu các chủ đề âm nhạc của tác phẩm rất quan trọng. Bởi chủ đề âm nhạc chứa đựng sự trần thuật,giới thiệu hình tượng tác phẩm và nhưung mối liên quan chung của chúng trong quá trình phát triển. Không chỉ phân tích chủ đề âm nhạc 1 cách tỉ mỉ, chi tiết ở dạng trần thuật đầu tiên, ma còn tìm hiểu sự phát triển, biên đỏi qua các nguyên tắc khác nhau trong mối liên quan chung để khẳng định nội dung hình tượng và hình thức của tác phẩm.Cũng cần biết thêm để phân biệt thuật ngữ hinh thúc âm nhạc theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp.Bìa phân tích tui viết và gửi đên các bạn đuọc sử dụng thuật ngữ hình thức âm nhạc theo nghĩa hẹp- là quá trình chứa đựg các phần,các chủ đề của tác phẩm. Trên cơ sở những quá trình đáy, các hình thức âm nhạc mẫu mực khác nhau được khẳng định.

II- Những Phương Pháp Diễn Tả Trong Âm Nhạc Là Gì?
Giai điệu,Tiết tấu, Tiết luật, Nhịp độ, Cường độ, Âm sắc, Âm vực, Cách câu tạo .v.v. tọa thành hệ thống toàn diện phức tạp.

1 Giai điệu
1.1 Giai điệu
- Giai điệu là mối tương quan về độ cao thấp, đọ dài ngắn của âm thanh cả mối quan hệ về hòa âm, điệu tính.
Khi phân tích một tác phẩm âm nhạc ta cần chú ý đặc biệt vào phân tích âm điệu. Âm điệu được biểu hiện bằng quãng.
Giai điệu được tạo nên bởi các quãng đó (đi lên hoặc đi xuống, đi ngang hay lượn sóng...)
Khi xem xét các quãng cần đặt chúng trong mối liên quan đến 1 số tác phương pháp diễn tả khác như điệu tính, nhịp điệu, nhịp đọ, cường độ...
Phân tích lối tiến hành giai điệu giai điệu tiến hành lướn sóng, gồm nhwungx tiến hành đi lên đi xuống, lần lượt thăng bằng lẫn nhau. Bước đi liền bậc là dạng chính của sự chuyển động tạo cho giai điệu nhịp nhàng, trôi chảy. Sau 1 bước nhẩy ngược hướng, sau 1 bước nhẩy xa lại có những bước tiến hành liền bậc để điền đầy vào khoảng trống do bước nhẩy tạo nên.

1.2 Cách tiến hành độ cao của giai điệu
Có 3 bước nhảy khác nhau.
- Bước nhẩy tuần tự : là cách ghép từ âm nọ tới âm kia bằng quãng đồng âm hoặc quãng 2 liền bậc (2T, 2t)
+ Có khi đi lên

+ Có khi đi xuống

+ Có khi đi ngang

+ Có khi được ghép với nhau bằng toàn quãng 2 thứ lúc này giai điệu trở thành những chuỗi cromatich ngắn hoặc dài (dùng cho khí nhạc )
+ Có khi được ghép với nhau bằng quãng 2T thông thường chỉ ghép 2q~ 2T, đôi khi 3. Còn nhiều hơn sẽ gây nên sự hỗn loạn về điệu tính và tạo nên những quãng nghịch ẩn trong giai điệu.

*Thường giai điệu được tiến hành xen kẽ giữa quãng 2Trưởng và quãng 2thứ.
* Bước nhảy tuần tự là cơ sở của giai điệu phương tây, còn trong âm nhạc phương đông với các điệu thức ngũ cung (nói chung ko có quãng 2 thứ ) thì lối nối tiếp kết hợp giữa quãng 2 trưởng và quãng 3 thứ có thể coi là bước nhảy tuần tự.

- Bước nhẩy cách quãng là cách ghép từ âm nọ tới âm kia bằng quãng nhẩy (3, 4, 5, 6, 7, 8.v.v.)

+ Đôi khi nhẩy cả quãng rộng ngoài quãng 8
+ Đôi khỉ nhẩy cả quãng nghịch 7 thứ 5 giảm

Chưa thấy có tác giả nào dùng bước nhẩy các quãng nghịch 4tăng và 7trưởng.
Các quãng nhẩy trong giai điệu cũng có ý nghĩa không ổn định như những hợp âm nghịch trong lối tiến hành hòa âm. Nên nó cũng đòi hỏi phải có chuẩn bị và giải quyết.
+ Chuẩn bị bước nhẩy trước nó, giai điệu phải tiến hành bình ổn (đi ngang hoặc quãng 2 liền bậc ), nếu cũng là bước nhẩy thì phải ngược hướng.
+ Giải quyết bước nhẩy sau nó giai điệu lại phải bình ởn trở lại. Nếu lại nhẩy nữa thì cũng ngược hướng.
+ Bước nhẩy quãng 4 trước nó được chuẩn bị bằng bước nhẩy tuần tự. Sau nó được giải quyết cũng bằng bước nhảy tuần tự.
+ Bước nhẩy quãng 8 trước nó được chuẩn bị bằng bước nhẩy quãng 4 ngược hướng sung nó cũng được nhẩy bằng bước nhẩy quãng 3 ngược hướng.
+ Quãng 5 giảm chỉ có 1 cách giải quyết là tuần tự bằng một quãng 2 thứ.
+ Quãng 4 đúng có khi nhảy được liên tục cùng hướng hoặc ngược hướng. Vì nó là một quãng cơ bản của âm nhạc phương đông.
+ Quãng 7 thứ đối với âm nhạc phương tây là một quãng nghịch ít dùng, Nhưng trong âm nhạc phương đông lại là một quãng nhẩy phổ biến được tiến hành thường xuyên trong giai điệu của dân ca và trong ca khúc mới.
- Bước nhẩy hợp âm giải là cách ghép từ âm nọ tới âm kia bằng các nốt nằm trong hợp âm 3. Do vậy giai điệu có thể tiến hành bằng những bước nhaayrcungf hướng với nhau miễn là những bước nhẩy đó bao gồm những nốt nằm trong hợp âm 3. Cách giải quyết là phải theo từng hợp âm một chứ không phải chuẩn bị và giải quyết từng quãng một.
1.3 Giai điệu có bè ẩn là giai điệu có những bước nhẩy hoặc những quãng nghịch mà nó trì hoãn không giải quyết ngay sau đó đợi đến khi xuất hiện một số nốt khác rồi mới giải quyết, tao nên 2 bè cùng tồn tại trong giai điệu( dùn trong âm nhạc phức điệu,làm âm nhạc dễ phát triển tạo điều kiện thống nhất trong kết cấu các phần của một tác phẩm.

Các bài liên quan




0 nhận xét:

Đăng nhận xét