Nhạc lý cho người viết ca khúc 2


Bài tập đọc nốt nhạc và xướng âm.

Các bạn chịu khó viết lại ra vở của mình sẽ giúp các bạn làm quen rất nhanh với hình nốt và vị trí của các nốt nhạc.
File Kèm Theo File Kèm Theo

NHỊP

Khi nghe một bản nhạc hay một bài hát, ta thường thấy cách một khoảng thời gian đều nhau nào đó có một tiếng đệm mạnh (hay một tiếng trống đệm theo). Khoảng thời gian đều nhau giữa tiếng mạnh trước với tiếng mạnh sau gọi là nhịp.
Để phân biệt nhịp nọ với nhịp kia người ta dùng một vạch thẳng đứng trên khuông nhạc gọi là vạch nhịp.



- Khoảng cách giữa 2 vạch nhịp gọi là ô nhịp hoặc nhịp trường canh.

- Khi kết thúc 1 đoạn nhạc hay thay đổi khoá nhạc, thay đổi nhịp, người ta dùng 2 vạch nhịp, gọi là vạch kép.




- Chấm dứt bài nhạc người ta dùng vạch kết thúc bao gồm 1 vạch bình thường và 1 vạch đậm hơn ở phía ngoài.





PHÁCH


Trong mỗi nhịp (ô nhịp hay nhịp trường canh) lại chia ra nhiều quãng thời gian đều nhau nhỏ hơn gọi là phách.
Mỗi nhịp đều có phách mạnh, phách nhẹ. Phách mạnh bao giờ cũng nằm ở đầu ô nhịp. Nhờ có phách mạnh, phách nhẹ ta mới phân biệt được các loại nhịp khác nhau.
Số lượng phách trong mỗi ô nhịp tuỳ thuộc vào số chỉ nhịp.



Phách có thể chia ra làm nhiều phần nhỏ hơn một nốt nhạc hoặc có thể có nhiều phách trong một hình nốt nhạc.

Ví dụ:

Trong nhịp 4/4, một phách có thể bằng một hình nốt đen hoặc 2 hình nốt đơn hoặc 4 hình nốt móc kép…; một hình nốt tròn có 4 phách, một hình nốt trắng có 2 phách… (cụ thể sẽ nói rõ hơn trong phần Số chỉ nhịp)


SỐ CHỈ NHỊP


Số chỉ nhịp ghi đầu bản nhạc, sau khoá nhạc và chỉ ghi một lần ở khuông nhạc đầu tiên (trừ trường hợp có sự thay đổi nhịp)
Số chỉ nhịp trông giống như một phân số
-Số ở trên biểu thị số phách có trong mỗi ô nhịp.
-Số ở dưới biểu thị độ dài của mỗi phách là bao nhiêu (tương ứng với hình nốt nào)

*Một số loại nhịp thông dụng:
-Nhịp 2/4:

Nhịp 2/4 trong mỗi ô nhịp có 2 phách, mỗi phách có độ dài bằng 1 hình nốt đen (mỗi ô nhịp có hai hình nốt đen)



-Nhịp 3/4:

Nhịp 3/4 trong mỗi ô nhịp có 3 phách, mỗi phách có độ dài thời gian bằng một hình nốt đen (mỗi nhịp có 3 hình nốt đen…)


-Nhịp 3/8:

Nhịp 3/8 trong mỗi ô nhịp có 3 phách, mỗi phách bằng 1 hình nốt móc đơn. (mỗi nhịp có 3 hình nốt móc đơn)


-Nhịp 6/8:

Nhịp 6/8 trong mỗi ô nhịp có 6 phách, mỗi phách bằng 1 nốt móc đơn. (mỗi nhịp có 6 hình nốt móc đơn)


*Những nhịp có số bên dưới là 4: độ dài của phách là nốt đen.


*Những nhịp có số bên dưới là 8: độ dài của phách là nốt móc đơn.





DẤU LẶNG


Trong khi trình bày một bài hát, bản nhạc, có những lúc ta phải ngưng nghỉ. Thời gian ngưng nghỉ đó có các dấu hiệu để ghi lại, các dấu hiệu đó gọi là dấu lặng.

Ứng với các hình nốt chỉ độ dài thời gian vang lên của âm thanh, có các dấu lặng để chỉ thời gian ngưng nghỉ như sau:



Dấu lặng tròn thời gian ngưng nghỉ bằng 1 nốt tròn
Dấu lặng trắng thời gian ngưng nghỉ bằng 1 nốt trắng
Dấu lặng đen thời gian ngưng nghỉ bằng 1 nốt đen
Dấu lặng đơn thời gian ngưng nghỉ bằng 1 nốt đơn
Dấu lặng kép thời gian ngưng nghỉ bằng 1 nốt móc kép
Những dấu lặng có độ dài ngắn hơn ít dùng trong ca khúc.



DẤU NỐI - DẤU LUYẾN

DẤU CHẤM DÔI-DẤU CHẤM NGÂN


Dấu nối, dấu chấm dôi, dấu chấm ngân là những kí hiệu bổ sung để tăng thêm độ dài của âm thanh.

1.Dấu nối thường được sử dụng khi tăng thêm độ dài của nốt nhạc cùng tên nhau.

2.Dấu luyến là kí hiệu dùng để nối cao độ của các nốt nhạc khác tên nhau. Hay nói cách khác, muốn thể hiện một tiếng hát ở hai nốt nhạc khác nhau người ta dùng dấu luyến.

3.Dấu chấm dôi là kí hiệu tăng độ dài của nốt nhạc trong cùng một ô nhịp mà tổng độ dài của các nốt nhạc trong ô nhịp không vượt quá số phách quy định trong ô nhịp được ghi ở số chỉ nhịp. Dấu chấm dôi là một chấm nhỏ nằm ở bên phải nốt nhạc và có giá trị tăng thêm 1/2 độ dài của chính nốt đó.

4.Dấu chấm ngân là kí hiệu ghi ở trên nốt nhạc, khi gặp dấu này, người hát hoặc người đàn có thể xử lí tự do.


 

CUNG, QUÃNG


1.Cung:
Trong 7 tên nốt, khoảng cách cao độ của chúng không đồng đều nhau, có khoảng cách 1 cung, có khoảng cách nửa cung. Các khoảng cách cao độ được ghi như sau:



*Do ảnh hưởng của dấu hoá nên có 2 loại nửa cung như sau:

a) Nửa cung Diatonic (nửa cung dị):

Là tên gọi nửa cung của 2 nốt nhạc khác tên nhau. Nửa cung Diatonic được tạo ra giữa 2 bậc liền kề nhau của hàng âm.
Ví dụ:


b) Nửa cung Crômatic (nửa cung đồng):

Là tên gọi nửa cung của 2 nốt nhạc cùng tên nhau. Nửa cung Crômatic được tạo ra trong một bậc cơ bản với sự nâng cao hoặc hạ thấp chính nó.

VD:


2.Quãng :

Quãng là sự liên kết giữa hai hoặc nhiều âm thanh phát ra cùng một lúc (hay phát ra lần lượt). Nốt thấp nhất của quãng gọi là nốt nền, nốt cao của quãng gọi là nốt đỉnh.

Tóm lại : Khoảng cách cao độ giữa hai nốt nhạc được gọi là quãng.

Ví dụ : Nốt Son và nốt La có khoảng cách là quãng 2, nốt Đô với nốt Đô là quãng 1, nốt Rê với nốt Pha là quãng 3...
Có hai loại quãng là quãng giai điệu và quãng hoà thanh

-Quãng giai điệu là quãng mà các nốt nhạc phát ra lần lượt nốt nọ đến nốt kia.
-Quãng hoà thanh là quãng mà các nốt nhạc phát ra đồng thời cùng một lúc.

Bài Tập Xướng âm


2 bài trên các bạn đã tập làm quen với hình nốt, với quãng 2,quãng 3, quãng 4.
Bây giờ mời các bạn tập với nét nhạc quãng 5.

Các bạn chịu khó đọc nhuần nhuyễn sẽ rất hữu ích cho các bạn về sau và sẽ thấy vô cùng thu vị


DẤU NHẮC LẠI – DẤU HỒI TẤU
KHUNG THAY ĐỔI


1.DẤU NHẮC LẠI:
Khi có thêm yêu cầu phải diễn lại một phần hoặc toàn bài nhạc, người ta dùng thêm dấu hồi tấu. Dấu hồi tấu được ghi 2 lần.
-


2.KHUNG THAY ĐỔI:

Khi sử dụng dấu nhắc lại, ở lần 2, nếu có sự thay đổi ở những ô nhịp cuối cùng người ta dùng khung thay đổi.
Lần 1: trình diễn bình thường
Lần 2: đến những ô nhịp trong vùng ảnh hưởng của khung thay đổi 1 ta phải bỏ qua không trình diễn, mà trình diễn qua những ô nhịp trong vùng ảnh hưởng của khung thay đổi 2 trở về sau.
-


3.DẤU HỒI TẤU:

Khi có thêm yêu cầu phải diễn lại một phần hoặc toàn bài nhạc, người ta dùng thêm dấu hồi tấu. Dấu hồi tấu được ghi 2 lần.
-


4.DẤU CO-ĐA:

Khi trình bày lần thứ hai, nếu có yêu cầu phải bỏ bớt phần nào đó người ta dùng dấu Cô-đa. Dấu cô-đa cũng được ghi 2 lần.

-
HƯỚNG DẪN CÁCH XỬ LÍ KHI GẶP CÁC KÍ HIỆU



1.Kí hiệu dấu nhắc lại không có khung thay đổi:
-


Thứ tự trình diễn như sau:1-2-3-4-5-6-3-4-5-6-7-8.

2.Kí hiệu dấu nhắc lại có khung thay đổi:
-


Thứ tự trình diễn như sau: 1-2-3-4-5-6-3-4-5-7-8.

3.Kí hiệu dấu hồi tấu không có dấu cô-đa:
-


Thứ tự trình diễn như sau: 1-2-3-4-5-6-3-4-5-7-8-1-2-3-4-5-6-3-4-5-7-8.

4.Kí hiệu dấu hồi tấu có dấu cô-đa:
-


Thứ tự trình diễn như sau: 1-2-3-4-5-6-3-4-5-7-8-1-2-3-7-8.


NHỊP LẤY ĐÀ

Một ô nhịp thông thường thì số lượng phách được qui định bởi số chỉ nhịp (không được ít hơn hoặc nhiều hơn)

Ví dụ:

Nhịp 2/4: mỗi nhịp (ô nhịp) có 2 phách ứng với 2 hình nốt đen;
Nhịp 3/4: mỗi nhịp (ô nhịp) có 3 phách ứng với 3 hình nốt đen;
Nhịp 6/8: mỗi nhịp (ô nhịp) có 6 phách ứng với 6 hình nốt móc đơn;
...
Tuy nhiên có khi ở ô nhịp đầu, do chủ ý của tác giả, bản nhạc được bắt đầu từ một phách yếu, ô nhịp đó không đủ số phách theo qui định. Ô nhịp đó gọi là nhịp lấy đà.



 
 
 
 

Các bài liên quan




0 nhận xét:

Đăng nhận xét