Hướng dẫn encore 4.5 bằng hình ảnh

 Dowload pm tại đây

Chép ca khúc với phần mềm Encore 4.5-phần 1

Các bạn thân mến, đối với giáo viên dạy âm nhạc, thì việc chép ca khúc hoặc các bài tập đọc nhạc để phục vụ giảng dạy là điều cần thiết, đối với những bạn làm nhạc công thì việc chép lại các ca khúc hoặc ghi một bài phối đơn giản để in ra cũng là một công việc không thể thiếu được. Hiện nay chép nhạc trên máy vi tính có rất nhiều phần mềm hổ trợ như : Encore 4.5, Final, Sibelius...Trong những phần mềm trên, Encore hiện nay chỉ đến bản 4.5.3 và không còn cập nhật nâng cấp nữa. Tuy nhiên, là một phần mềm chép và soạn nhạc chuyên nghiệp (chép và phối nhạc giao hưởng) nên nếu chỉ chép Ca khúc thì Encore 4.5.3 cũng đủ thoả mãn cho các bạn rồi.
Để chép được một ca khúc chúng ta phải học rất nhiều về lý thuyết âm nhạc, vì vậy chép một ca khúc trên máy bằng Encore các bạn cũng phải tìm hiểu hết các tính năng ghi nhạc mà phần mềm cho phép. Xét một mặt nào đó thì việc chép một ca khúc cũng không dễ hơn bao nhiêu so với chép một tác phẩm âm nhạc nhiều bè .
Trong phạm vi bài viết này mình chỉ hướng dẫn các bạn chép một ca khúc chứ không hướng dẫn sử dụng phần mềm Encore. Mình sẽ cố gắng sao cho thật gọn và dễ thao tác nhất, điều này có lợi cho các bạn tự học không có điều kiện và thời gian học cả phần mềm. Mình cũng là một người tự học là chính nên chắc ăn sẽ có những sơ suất mong các bạn thông cảm. Bây giờ chúng ta bắt đầu làm quen với phần mềm Encore 4.5.3.

Phần mềm Encore 4.5.3 hiện nay có bán ở hầu hết các cửa hàng bán đĩa vi tính, các bạn cũng có thể tìm down trên mạng, dung lượng không lớn lắm, các bạn cũng tiến hành cài đặt bình thường.Đây là giao diện của Encore 4.5.3 khi các bạn khởi động chương trình


Bây giờ chúng ta tìm hiểu một chút về các công cụ và sắp xếp của Encore.
Đầu tiên chúng ta tìm hiểu các mục lệnh của thanh menu ( chỉ sơ qua thôi nhé):

- Fille : Chứa các lệnh mở file (open..), chọn file mới (new..), save (lưu), in.... như các phần mềm khác.
-Edit : Chứa các lệnh liên quan đến việc cắt (cut), dán (past), coppy....

-Notes : Chứa các lệnh liên quan đến việc chỉnh sửa, thao tác các note nhạc ( Đãm bảo các bạn sẽ rất ít xài nếu chỉ chép ca khúc). Khi chúng ta thao tác với phần tex elements (phần chữ) thì mục Notes sẽ biến mất, thay vào đó là mục Text : chúng ta định dạng font,kiểu chữ.. ở nơi này
-Measures : Chứa các lệnh thêm, bớt ô nhịp ( add,delete),Khoá nhạc ( Key Signature), Nhịp(Key Signature), các lệnh dành cho phần kết ( Vạch nhịp đôi, coda, ending), số cho ô nhịp (Measurer)....( mục này chúng ta phải xài nhiều rồi)

-Score : Chứa thẻ nhập tựa bài hát( Tex elements), thêm , bớt trang (Add, Delete Page), thêm ,bớt dòng nhạc (Add, Delete Staff).......
-View : Chứa các lệnh liên quan đến chế đọ hiển thị, in ấn...
- Windows : Đây là mục mà chúng ta phải làm việc thường xuyên

.Palette : Chứa toàn bộ các thanh ký âm, đây là những công cụ ta làm việc với chúng thường xuyên trong quá trình ký âm. Toàn bộ có 11 thanh. Khi khởi động chương trình, mặc định chỉ xuất hiện thanh ghi nốt, trong quá trình sử dụng, khi cần gọi thanh nào bạn vào Menu Window - Palette để chọn. Tuy nhiên cũng có một cách lấy nhanh các thanh ký âm bằng cách dùng chuột Clik vào chổ khoảng màu trắng ghi tên thanh công cụ ( Hình 1 ), mỗi lần clik sẽ có một thanh hiện ra, ta clik đến khi thấy thanh mình cần xài.Đây là toàn bộ các thanh ký âm, khi tác vụ ta chỉ nên lấy từng thanh khi cần để không choáng chổ trên màn hình thao tác
.Keyboad : Bàn phím Piano trên máy tính, đây là công cụ để nhập note, nhưng trong bài bài ta không dùng nó.
.Tempo : Dùng để điều chỉnh tốc độ khi phát thành midi
.Toolbar : Là thanh công cụ để thao tác trực tiếp trong quá trình ký âm, vì vậy các bạn nên đưa ra ngoài để tiện sử dụng. Encor khi chạy chương trình có thể sẽ không hiển thị. Ta vào Menu Window để gọi nó ra. Thông thường khi xuất hiện, thanh toolbar chỉ chứa một số ít công cụ, Vì vậy chúng ta vào Toolbar setup.. nằm trong menu Setup, để gọi hộp thoại Toolbar setup ra. Cửa sổ trái của hộp thoại chứa các công cụ được hiển thị trên thanh toolbar, cửa sổ bên phải chứa các công cụ của chương trình. Cần sử dụng công cụ nào, ta chon (clik chuột), sau đó clik vào nut Add...( lúc này các bạn quan sát thanh toolbar sẽ thấy xuất hiện công cụ vừa được chọn. Muốn bỏ đi công cụ nào ta chon công cụ ấy bên phía cửa sổ trái, rồi clik remove. Tốt nhất là các bạn gọi hết ra sau đó chọn lại những công cụ cần xài, nếu thấy không đủ chổ chứa các bạn có thể chon Add (thêm) Blank Space (khoảng trống), thanh toolbar sẽ được làm rộng ra để chứa các nút lệnh. Các nút lệnh trên thanh toolbar được thiết kế hiển thị cũng khá dễ hiểu, nên bỏ chút thời gian tìm hiểu các bạn sẽ nắm bắt dễ dàng thôi. Các mục khác trong Menu Window các bạn tự tìm hiểu nhé.
-Setup : Đây là phần thiết lập các tác vụ cho chương trình. Ngoài toolbar setup, các chỉ lệnh còn lại chủ yếu liên quan đến Midi. Tắt mở tiếng nhịp (click on).Tắt mở bộ tự động điều chỉnh khoảng cách (space), dấu nối (beams), các nốt nhạc....
Sau cùng là phần Help mình vô phương đọc rồi.

Chép ca khúc với phần mềm Encore 4.5-phần 2

Sau khi đã tìm hiểu sơ qua về tổng quan của Encore khi hiển thị, công việc mà chúng ta phải làm kế tiếp đó là việc chọn loại trang ta muốn sử dụng ( dàn trang). Thông thường khi khởi đông chương trình sẽ mặc định hiển thị dòng nhạc Piano, nên chúng ta phải chọn trang lại.
Để chọn giấy viết nhạc vào menu file chọn New... hoặc dùng chuột click vào biểu tượng new trên thanh toolbar(ảnh). Hộp thoại Choose Page Layout hiện ra cho phép ta chọn các chỉ số cho trang viết của mình. Thông thường chương trình hiển thị ở dòng nhạc Piano, để chọn trang ca khúc các bạn đánh dấu kiểm vào Single staves. đánh số 1 vào ô Staves per systems (trang cho ca khúc). System per page ( số dòng nhạc cho một trang), Measures per system ( số ô nhịp trên mỗi dòng)

Sau khi chon xong các bạn click OK.

Bây giờ chúng ta đã có một trang giấy kẻ nhạc , công việc tiếp theo của chúng ta là chọn Loại nhịp và khoá nhạc cho bài nhạc của ta.
+ Chọn nhịp : Vào menu Measures chọn Time Signature, một hộp thoại sẽ hiện ra cho phép ta chọn loại nhip.
+ Chọn khoá nhạc : Vào menu Measures chọn Key Signature, một hộp thoại sẽ hiện ra cho phép ta chọn Khoá cho bài nhạc của mình.
Sau khi bạn Click OK, bạn đã có sẵn một trang để bắt đầu thực hiện ghi nhạc rồi

Trang giấy như trên hình gồm 10 dòng nhạc, mỗi dòng có 4 ô nhịp, nhịp 4/4, bộ khoá có một dấu thăng.

Các bạn nên định trước được số ô nhịp của ca khúc ta định viết để khi chọn dòng chọn trang ta chọn đúng với bài nhạc, tránh trường hợp thiếu sẽ làm ta lúng túng, mất công xử lý. Dĩ nhiên là chúng ta có công cụ để làm việc này. Trong trường hợp thiếu ô nhịp, các bạn vào menu Measures chọn Add Measure, hộp thoại Add Measure hiện ra cho phép ta chèn thêm ô nhịp vào bài nhạc. Ta chỉ việc điền vào các thông số. Add__?_measure (nếu muốn thêm bao nhiêu ô thì gõ vào), phía sau hay trước ô nhịp thứ____( dĩ nhiên là trước sau cũng được). cho một dòng (*Only on staff) hay cho tất cả các dòng (All staves) ( xem ảnh) .

Còn nếu thừa ô nhịp thì chọn Delete Measure.
+ Ký Âm :
Chương trình Encore cho phép chúng ta có nhiều cách ký âm:
-Ký âm bằng đàn phím điện tử qua giao tiếp Midi
-Ký âm bằng bàn phím
-Ký âm bằng Chuột (mouse)
-Ký âm bằng bàn phím piano của chương trình.
Có thời gian các bạn nên tìm hiểu thêm để có thể tùy biến trong ký âm. Trong phạm vi bài viết này mình sẽ hướng dẫn cách ký âm kết hợp giữa chuột (mouse) và bàn phím máy tính (Keyboad), chủ yếu đủ cho việc chép ca khúc.
Đầu tiên ta làm quen với ký âm và sử dụng các công cụ bằng mouse.
Chương trình Encore cấu tạo hiển thị các nút lệnh rất biểu trưng nên các bạn dể dàng nhận ra nút lệnh mình muốn thực hiện. Ký âm bằng mouse chủ yếu làm việc qua thanh ghi nốt. Khi muốn chọn hình nốt hoặc dấu lặng ( các ký hiệu âm nhạc ) ta click trực tiếp vào hình ấy trên thanh ghi nốt, sau đó đặt vào dòng nhạc ở vị trí mình muốn rồi click. Đối với các tác vụ chỉnh sửa, điều chỉnh bạn dùng hình mũi tên chọn vùng nốt cần chỉnh sửa rồi click trực tiếp lên biểu tượng trên thanh toolbar. Tóm lại chỉ ký âm bằng chuột thì chủ yếu là các bạn chọn rồi click.

Cách này có vẽ dễ dàng nhưng lại chậm quá. Con trỏ phải di chuyển liên tục khi ta ký âm những đoạn nhạc sử dụng nhiều loại hình nốt , ký hiệu âm nhạc khác nhau. Để công việc thuận lợi và nhanh chóng hơn ta sẽ kết hợp giữa việc ký âm bằng mouse với việc sử dụng bàn phím máy tính. Muốn vậy các bạn cần nhớ những phím tắt để gọi đúng công cụ ấy ra. Thông thường các chương trình chạy trong window đều sử dụng nguyên tắc dễ nhớ nhất khi gọi các lệnh là lấy ký tự đầu của của từ ấy. Ví dụ : Phím S (Shap) là dấu thăng (#) , Phím F (Flat) là dấu giáng (b) .Vì vậy các bạn cần tìm hiểu một số thuật ngữ dùng trong âm nhạc, nó sẽ giúp chúng ta dễ nhớ các phím tắt khi làm việc với bàn phím.
-Một số phím tắt cần dùng :
- phím số 1 = nốt tròn, lặng tròn
- phím số 2 = nốt trắng, lặng trắng
- phím số 3 = nốt đen, lặng đen...........(Tương tự chọn hình nốt còn lại bằng phím số 4, số 5, số 6, số 7).
- Phím R có tác dụng chuyển đổi giữa hình nốt và dấu lặng. Khi gõ phím R lần 1 chuyển đổi thành hình nôt, gõ thêm lần nữa sẽ chuyên thành dấu lặng cùng trường độ.
- Phím S = dấu thăng, Phím F = dấu giáng, Phím N = Dấu bình, phím T = dấu liên ba, tư, năm..
- Phím D = Dấu chấm sau nốt, Siift+D = dấu hai chấm sau nốt.
- Phím Shift+S = thăng kép, Shift+F = giáng kép, Shift+N = dấu ( ) chứa nốt hoặc dấu hoá phòng xa.Để kết hợp hai phương thức ký âm này, tay trái các bạn để lên bàn phím để gọi các công cụ cần sử dụng, còn tay phải sử dụng mouse chủ yếu để đặt các nốt lên dòng nhạc, như vậy chúng ta sẽ đơn giản hoá rất nhiều cho việc ký âm. Nên tránh di chuyển con trỏ nhiều, thể ảnh hưởng đến quá trình làm việc.
Bây giờ ta thí vụ nhé, để đánh nốt Do đen, tay trái phím R để chọn hình nốt, gõ tiếp phím số 3 để lấy giá trị nốt đen. Tay phải click váo vị trí nốt Do trên khuôn nhạc. Để đánh dấu lặng trắng, tay trái phím R để chuyển đổi hình nốt sang dấu lặng, tiếp phím số 2 để chọn giá trị, tay phải click vào khuôn nhạc. Đánh nốt Son đen có dấu chấm, tay trái phím số 3 chọn giá trị nốt đen, tiếp phím D để chọn dấu chấm, tay phải click vào vị trí nốt Son trên khuôn nhạc.

Chép ca khúc với phần mềm Encore 4.5-phần 3



Trong hai bài trước chúng ta đã tìm hiểu cách dàn trang và ký âm. Ở phương thức ký âm kết hợp giữa bàn phím máy tính và mouse, các bạn cũng có thể kết hợp giữa tay trái bàn phím máy tính và tay phải bàn phím Piano của chương trình Encore ( Ảnh ). Tay trái các bạn vẫn để trên bàn phím để gọi các công cụ, còn tay phải thay vì click chuột vào dòng nhạc, chúng ta click trực tiếp vào nốt ấy trên bàn phím piano ( chú ý các bạn phải đặt dấu nhắc vào khuôn nhạc cần ký âm). Cách này thuận tiện cho các thao tác đối với các nốt thăng giáng, khi click vào nốt thăng giáng trên phím đàn piano chương trình sẽ tự động ghi dấu thăng giáng lên dòng nhạc, ta giảm bớt được một thao tác.

 
  Muốn gọi bàn phím Piano ra , ta vào menu Windows chọn Keyboad.
Bây giờ chúng ta tìm hiểu cách ghi dấu liên trong Encore. Thông thường khi khởi đọng Thanh ghi nốt sẽ xuất hiện ký hiệu ghi dấu liên ở cuối thanh ghi nốt với mặc định Choose tuplep bằng 3 : 2 (giá trị 3 nốt bằng 2).
Khi muốn ghi một liên ba, tay tái gỏ chọn giá trị nốt, gỏ tiếp phím T (Tuplip) , tay phải ký âm vào dòng nhạc. Sau khi ghi nốt xong , các bạn chọn khối rồi nhấn Ctrl + B để hoặc click trực tiếp lên biểu tượng Beam group trên thanh Toolbar ( Ảnh ) để tách nhập nốt theo ý muốn. Nếu muốn thay đổi giá trị của dấu liên, các bạn click đúp vào nút lệnh 3:2 trên thanh ghi nốt để gọi hộp thoại Choose tuplep, gõ giá trị dấu liên ta muốn có vào hai cửa sổ hộp thoại, click OK. Khi ấy tên thanh ghi nốt sẽ xuất hiện thay vào chổ 3:2 là giá trị bạn chọn.

+Ghi dấu Nối và dấu Luyến :
Các bạn nên ký âm xong rồi chúng ta hẵng đặt dấu nối hoặc dấu luyến vào. Muốn nối kéo dài hai nốt nhạc lại với nha, các bạn dùng công cụ mũi tên chọn khối hai nốt ấy rồi nhấn Ctrl+T hoặc click trực tiếp lên biểu tượng Tie notes trên thanh ký âm Tool, rồi đánh dấu 3 điểm từ nốt bắt đầu đến khi kết thúc. Trường hợp này ta xài cho các dấu légato rất thích hợp. Nếu dấu Luyến đặt không đúng vị trí hoặc chưa đẹp, các bạn dùng chuột click vào các điểm đầu dấu để chỉnh lại, nếu chỉnh khó , các bạn gỏ Ctrl+H để chọn hộp thoại Show/hide và đánh dấu vào mục Control Point, click OK bạn sẽ thấy các nút ở hai đầu và giữa dấu luyến. Ta click vào các điểm ấy để điều chỉnh. Muốn các nút ấy không hiển thị, ta bỏ dấu kiểm ở mục Control Point.
+Dấu chấm sau nốt : để ghi dấu chấm, tay trái chọn giá trị hình nốt rồi gõ tiếp phím D chọn dấu chấm. muốn bỏ dấu chấm gõ phím D một lần nữa.


+Ghi dấu thăng và dấu Giáng : Khi muốn gõ một nốt thăng hoặc giáng, chúng ta ghi hình nốt ấy lên khuôn nhạc trước rồi gõ phím S (dấu Thăng) hoặc phím F (dấu Giáng) để chọn sau đó click trực tiếp lên nốt chúng ta muốn thăng hoặc giáng. Thông thường khi ghi một nốt thăng, những nốt cùng tên sau nó vẫn không bị thăng ( khác với lý thuyết âm nhạc) và mang một dấu Bình, vì vậy các bạn phải click lên nốt ấy dấu bình mới bị mất đi và lúc này chương trình đã hiểu nốt đó cũng bị thăng.


+Ghi nốt hoa mỹ :Để ghi một nốt hoa mỹ (nốt láy ngắn có vạch cắt và nốt láy dài không có vạch cắt), chúng ta thực hiện theo các bước sau : ( Ảnh )
Ví dụ ta viết nốt láy ngắn cho một nốt đen
.Bước 1: Ta viết một nốt đôi và một nốt đơn có dấu chấm, (chương trình sẽ mặc định hai nốt thành nhóm)

.Bước 2: Tô khối (chọn) nốt đôi (nốt sẽ là nốt hoa mỹ), rồi kích vào nút lệnh Macke grace trên thanh Toolbar. Hộp thoại Grace/Cue Note xuất hiện, ta đánh dấu kiểm vào mục Grace note, chọn mặc định là 25%. Click OK. (nốt hoa mỹ sẽ nhỏ lại bằng 1/4 nốt thường)
.Bước 3: Tiếp tục chọn khối nốt hoa mỹ, nhấn Ctrl+B để tách nhóm nốt. nhấn Ctrl+U để quay đuôi nốt lên và Ctrl+D để quay đuôi nốt xuống.
.Bước 4: Tô khối nốt chính ( nốt móc đơn có chấm sau nốt) gỏ phím 3 để thay giá trị nốt đen. Và sau cùng là đặt dấu luyến vào (Bình thường như các trường hợp mang dấu luyến khác).Khi đặt dấu luyến vào có thể chương trình sẽ không xếp vừa ý đâu, bạn sử dụng nút mũi tên để chỉnh sửa.
Đối với nhóm nốt hoa mỹ ta cũng thực hiên các bước như thế.

+Nhịp lấy đà:
Để ghi nhịp lấy đà cho bài nhạc,trước tiên bạn cần xác định loại nhịp của bài nhạc ta ghi và số phách của ô nhịp lấy đà. Khi biết được lấy đà bao nhiêu phách ta mới chọn chính xác cho ô nhịp này. Khi đã chọn loại nhịp cho bài nhạc xong, các bạn vào Menu Measure chọn Tim Measure.
Ở khung From Measure các bạn chọn 1 to 1. Đánh dấu kiểm vào mục Other và nhập vào 1 / 4 (giá trị lấy đà bằng 1/4 ô nhịp 4/4 , nếu là nhịp 2/4 ta nhập 1/2). Quan trọng nhất là các bạn đừng quên đánh dấu kiểm vào nục Pickup Bar ( Ảnh ). Click OK, rồi thong thả ký âm cho ô nhịp lấy đà.
-Khi muốn đánh số cho những ô nhịp, vào menu Measure chọn Measure Numbers. Trong hộp thoại Measure Number, các bạn đánh dấu kiểm vào mục Add Numbers. Chọn Every nếu ta muốn đánh số tất cả các ô nhịp và Each System nếu chỉ nmuốn đánh số ở đầu dòng nhạc (xem ảnh).


+Dấu Quay lại (hồi đoạn) :
-Khi muốn đặt dấu quay lại một đoạn nhạc, vào menu Measure chọn Barline types hoặc chọn trực tiếp trên thanh Toolbar, nhập chỉ số nhịp từ đến trong mục From Measure__to__. Xuống cửa sổ Left Tyle và Fright Tyle để chọn dấu cần thể hiện(Ảnh).

-Thông thường dấu quay lại đi cùng với khung thay đổi, sau khi chọn dấu quay lại xong, ta tiếp tục vào Measure chọn Ending.. Trong hộp thoại Measure Ending đánh số ô nhịp cần đặt khung thay đổi, ở ô to các bạn giữ nguyên chỉ số nếu đoạn thay đổi khung 1 chỉ 1 ô nhip, còn nhiều hơn 1ô thì gõ giá trị vào. Ở lần 1 thì chọn Frist , lần 2 chọn Second, lần 3 chọn Third, lần 4 chọn Fourth.....Mỗi lần thao tác cho một vị trí.
+Các loại vạch nhịp :
-Khi muốn sử dụng các dấu vạch nhịp đôi vạch kết thúc..... các bạn cũng vào Measure gọi hộp thoại Barline Type ra để sử dụng. các thao tác cũng giống với khi chọn dấu quay lại.
-Khi ghi nốt nhạc sẽ có tình trạng ô nhịp có nhiều nốt và ô nhịp ít nốt. Do vậy việc điều chỉnh khoảng cách các ô nhịp là điều cần thiết. Muốn dời vạch nhịp, các bạn sử dụng phím mũi tên, click vào ngay trên đầu vạch nhịp, giữ chuột trái và kéo đến vị trí cần.

+ Nhập Phần lời cho ca khúc :
Sau khi ký âm xong phần nốt nhạc và các Ký hiệu âm nhạc ( Các ký hiệu nằm trong các thanh ký âm, các bạn click trực tiếp lên biểu tượng rồi đặt lên khuôn nhạc.Các bạn tự tìm hiểu nhé), phần tiếp theo là ta nhập phần lời cho ca khúc.
+Nhập tiêu đề : Vào menu Score chọn Tex Elements, hộp thoại Tex Elements cho phép bạn ghi rất đầy đủ phần tiêu đề của bài nhạc với nhiều mục ( Ảnh )
. Score title : Tựa bài nhạc gồm 3 dòng, cho phép ta chia tự đề ra nếu dài hơn 1 dòng ( Sau khi viết xong nếu muốn đôi phông chử, nhấn vào nút Font rồi tuỳ chọn.
. Instructions : Có thể ghi tiết tấu bài nhạc ( như Chachacha...) hoặc sắc thái của bài ( như Nạt nộ...hay gì đó cũng được).
. Composer : Tên tác giả được Encore ưu ái đến 4 dòng, mặc sức mà ghi nhé.
. Các mục Header 1 & 2, Footer 1 & 2 là những tiêu đề ở bên phải và trái ,đầu trang và cuối trang, các bạn tìm hiểu nhé ( Ảnh )

Để nhập lời vào ca khúc, Chương trình Encore cho phép hai phương thức.
  • Cách 1 là cách ghi nốt qua nút L ( Lyrice ) trên thanh toolbar liên hệ với mục lệnh Voice,
Vào Window - Palette chọn thanh Graphic. Dùng mouse click vào nút có ô chử L (Lyric)

       Click vào thanh trình đơn Notes chọn Font. Một hộp thoại xuất hiện cho phép bạn chọn phông chữ, cở chữ như trong các trình soạn văn bản khác.

Click vào ngay nốt nhạc đầu tiên, con nháy sẽ hiện ra phía dưới nố nhạc ấy, ta bắt đầu nhập phần lời vào.

        Trong trường hợp bài nhạc có 2 hoặc ba lời. Bạn click vào Voice để chọn ghi cho từng lời.
Sau khi ghi xong, bạn dòng nút mũi tên để điều chỉnh khoảng cách lời ca  giống như điều chỉnh khoảng cách nốt nhạc.
  • Cách 2 là cách ghi nốt qua nút T (tex) trên thanh công cụ
       Vào Window - Palette chọn thanh Graphic. Dùng mouse click vào nút có ô chữ T (tex) để chuyển chế độ ghi chữ. Khi dùng mouse click lên bất kỳ vùng nào trên trang viết nhạc, sẽ có một hình chử nhật chứa một dấu nháy. Đây là nơi ta nhập lời bài hát. Dưới góc phải của khung chử nhật có một điểm vuông, khi muốn nới rộng khoảng cách câu , ta click vào điểm vuông ấy giữ chuột và rê kéo rộng ra.
Sau khi nhập đủ lời ( tựa bài, tác giả, điệu ,sắc thái, lời ca ứng với từng dòng nhạc...) Các bạn có thể thay đổi font, size của chử bàng cách tô khối rồi vào menu Text ( Khi ở chế đọ ghi văn bản, menu Text sẽ hiện ra thay cho Notes) chọn Font để điều chỉnh. Khi nhập lời bạn không cần phải đặt trước đúng vị trí, ta có nhập bất cứ đâu trong vùng làm việc, sau khi đã định dạng, điều chỉnh xong, ta thoát chế độ đánh văn bản bằng cách chọn công cụ mũi tên ( phím A ), bấm chuột vào trong câu muốn điều chỉnh, giữ chuột trái và rê đến vị trí ta muốn đặt chúng.
Đó với lời bài hát, thông thường khi nhập vào sẽ không chính xác vị trí giữa lời và nốt nhạc. Không sao, các bạn kéo chúng xuống nằm dưới đúng dòng nhạc , chử đầu tiên nên dặt ngay vị trí của nốt đầu tiên, chọn lại công cụ nhập văn bản ( T ) trên thanh Grapic. Click vào ngay chử đầu của câu hát (lời) muốn chỉnh sửa. Lúc này hộp nhập văn bản sẽ xuất hiện bao hàng chử vào trong khung, thông thường ta nhập vào ngắn hơn so với dòng nhạc, nên các bạn click vào nút vuông phía dưới để nới rộng ra bằng với khuôn nhạc, sau đó ta dùng chuôt đặt dấu nhắc vào trong ô chử rồi dùng Phím Spacebar (khoảng trắng) điểu điều chỉnh như trong word. để di chuyển dấu nháy trong vùng văn bản các bạn có thể dùng phím mũi tên để điều chỉnh qua lại.

Thông thường khi tên bài hát, tên tác giả tôi dùng T (text), còn ghi lời ca tôi sử dụng L (lyrice)
Như vậy về cơ bản chúng ta đã tìm hiêu xong việc ghi một ca khúc trên phần mềm Encore 4.5.3. đây chỉ là những chia sẽ cơ bản và giản đơn để các bạn có thể ghi lại một ca khúc trên máy tính. Phần mềm Encore còn rất nhiều tính năng hay có thời gian các bạn nên tìm hiểu thêm. Chúc các bạn thành công.

Các bài liên quan




0 nhận xét:

Đăng nhận xét