Vài Trao Đổi về Sáng Tác Ca Khúc


Vài Trao Đổi về Sáng Tác Ca Khúc

Hoàng Việt Khanh
Lời Tòa Soạn: Anh Hoàng Việt Khanh là một cộng tác viên về âm nhạc của tạp chí Non Sông Với mục đích phát huy khả năng sáng tác ca khúc cho những bạn yêu thích và bắt đầu bước vào con đường viết ca khúc, anh Hoàng Việt Khanh mong muốn được trao đổi cùng các bạn một số kinh nghiệm sáng tác của mình. Với đối tượng đông đảo độc giả, tác giả bài viết đã tránh viết chi tiết về những điều mang tính chất học thuật. Độc giả có thể liên lạc riêng với tác giả qua email: khanh@nonsong.org hoặc tìm hiểu thêm về các vấn đề của bài viết tại trang nhà của tác giả: http://www.csun.edu/~hbmen024
1. Cần phải biết những điều căn bản gì để có thể viết một ca khúc?
Theo tôi, bạn cần biết 3 điều căn bản: ký âm (solfège), hoà âm (harmonie), và sáng tác (composition). Đó là những vấn đề về kỹ thuật mà người viết nhạc cần biết; ngoài ra, bạn cần phải có một tâm hồn nhạy cảm với cuộc sống xung quanh, biết yêu thơ, văn, và kể cả hội họa v...v.
2. Như vậy, phải đến trường mới học sáng tác ca khúc được?
Thông thường bạn phải học trong nhiều năm mới hiểu tường tận các kỹ thuật viết ca khúc. Tuy nhiên, bạn không phải chờ học xong các lý thuyết âm nhạc ở nhà trường rồi mới bắt đầu viết. Thật ra, nhà trường chỉ là nơi dạy cho bạn các kỹ thuật căn bản để sáng tác, còn sáng tác như thế nào thì hoàn toàn do sự yêu thích, tâm hồn và kinh nghiệm sống của bạn. Kinh nghiệm cho thấy có nhiều nhạc sĩ đã không trải qua trường lớp âm nhạc nào mà vẫn có những ca khúc có giá trị. Có người học xong đại học về sáng tác nhưng vẫn không viết được tác phẩm nào bởi vì họ áp dụng quá nhiều kỹ thuật và lý luận vào trong việc sáng tác. Tuy nhiên nếu bạn không tìm tòi và học hỏi thêm thì bạn không thể sáng tạo được, vì sau khi viết được vài bài hát, bạn sẽ bị bế tắc vì chỉ biết viết quanh quẩn trong một số đề tài với vài thủ pháp mà thôi.
3. Vậy thì học bằng cách nào nếu không đến trường?
Có nhiều cách học "tại gia" nếu không đến trường: học hỏi các nhạc sĩ đàn anh, học qua sách báo v.v... Sau khi bạn viết được một ca khúc, bạn nên nhờ các nhạc sĩ có kinh nghiệm sáng tác xem lại tác phẩm của mình. Họ có thể sẽ chỉ ra các lỗi kỹ thuật về ký âm pháp, hòa âm hoặc sáng tác. Nhưng nên nhớ rằng tác phẩm đó là "của" bạn, không ai có thể sửa lại hoàn toàn, vì nếu không, bài hát đó không còn là do bạn viết nữa. Ngoài ra, một cách học khác là tìm cách phân tích các bài hát của người khác để học về cách phát triển về chủ điệu (motif), kiến trúc câu nhạc (phrase), đoạn nhạc (periode), cách kết thúc một câu nhạc, đoạn nhạc (cadence), cách chuyển âm (modulation), cách đặt lời cho bài hát, nghệ thuật phổ thơ, v.v... Các chi tiết này sẽ được trình bày trong một dịp khác.
4. Còn học qua sách báo thì sao? Nên đọc các sách nào?

Bạn có thể tìm đọc các sách về ký âm pháp, hòa âm, và sáng tác nhạc. Ở Việt nam, sách viết về sáng tác nhạc khá hiếm và phần lớn chỉ phổ biến trong các trường nhạc. hoặc một số ít người. Các sách này thường dựa vào các tài liệu của Pháp, Ý, và Nga. Nên tìm sách của các tác giả như Tiến Dũng (hòa âm), Hoàng Thi Thơ (sáng tác), Phạm Duy (biên khảo), v.v. Vài sách tiếng Pháp điển hình về sáng tác như Traité de composition musicale và Traité complet d'Harmonie (E. Durand), Cours de Composition musicale (Vincent d'Indy), v.v... Sách tiếng Anh thì có The Craft of Lyrics Writing và The Songwriter's Idea Book (David, Sheila), Writing Music for Hit Songs (Josefs, Jai), v.v. Bạn cũng có thể tham gia các discussion groups về âm nhạc trên Internet để học hỏi như: rec.music.makers.songwriting, rec.music.theory, v.v. Ngoài ra, bạn có thể mua các tạp chí như Musician, Performing Songwriter... để tìm hiểu thêm.
5. Có nên mua sách loại "Học viết nhạc trong vòng 7 ngày"?
Theo tôi, không nên mua loại sách học viết nhạc trong vòng bảy ngày hoặc ngay cả một tháng, vì các loại sách này không chứa đủ thông tin cho một người viết nhạc. Tuy nhiên, bạn có thể đọc tham khảo để biết một cách khái quát.
6. Phải sử dụng nhạc cụ gì để viết ca khúc?
Bạn có thể không cần biết bất cứ nhạc cụ nào mà vẫn có thể viết ca khúc. Tuy nhiên bạn nên biết ít nhất một nhạc cụ để giúp bạn trong việc thử lại bài hát hoặc hòa âm. Thông thường, các nhạc sĩ sử dụng piano hoặc guitar (phổ biến ở Việt nam) để viết ca khúc. Có nhạc sĩ dùng cả mandoline hoặc sáo (flute). Đối với các bạn mới bước vào lĩnh vực này, việc sử dụng nhạc cụ để viết ca k húc có thể ảnh hưởng đến giai điệu (mélodie) của bài hát.
7. Nên viết lời trước hoặc sau khi viết nhạc?
Cách tốt nhất là viết cùng lúc cả nhạc và lời. Có một số nhạc sĩ viết lời sau khi viết xong một đoạn nhạc. Nên tránh viết lời trước khi viết nhạc, và truờng hợp viết lời trước chỉ xảy ra khi phổ thơ. Có một số nhạc sĩ chỉ chuyên viết phần nhạc, còn lời thì có người khác viếtù, như trường hợp của Elton John (viết nhạc) và Bernie Taupin (ca từ).
8. Làm sao phổ thơ?
Phải mất khá nhiều bút mực để trả lời câu hỏi có tính khái quát này. Thơ Việt nam có qui luật bằng trắc nên phải thận trọng khi tìm âm thanh kết hợp với lời thơ. Không nên phổ những bài thơ lục bát hoặc thất ngôn bát cú vì nhạc của bạn dễ bị ảnh hưởng bởi nhạc của thơ. Có nhạc sĩ phổ nguyên bài thơ, có người chỉ lấy ý chính bài thơ để phổ. Trong trường hợp này, một số nhạc sĩ đã tìm cách phá bỏ kiến trúc của bài thơ tương tự như bạn phá bỏ kiến trúc của một lâu đài để dùng các phần vật liệu của lâu đài đó tạo dựng một lâu đài khác. Việc làm này đòi hỏi bạn có một ít kinh nghiệm, vì nếu không bạn sẽ phá vỡ đi cái tinh túy của bài thơ, và như vậy sẽ làm phiền lòng đến tác giả bài thơ rất nhiều. Ở đây, cũ ng xin nói thêm rằng, tâm lý chung, đa số các thi sĩ muốn thơ của mình được nguyên vẹn khi phổ nhạc. Tuy nhiên, không nhất thiết bạn phải làm điều đó, miễn là bạn biết vận dụng một cách sáng tạo bài thơ của họ, bởi vì sáng tạo là phải biết phá bỏ để tìm ra cái mới.
9. Viết lời ca như thế nào?
Việc viết lời cho một ca khúc rất quan trọng đối với một nhạc sĩ sáng tác ca khúc (songwriter). Cũng như làm sao để phổ một bài thơ, đây cũng là một đề tài lớn để bàn đến. Nói vắn tắt, bạn nên viết làm sao để lời ca của bạn, khi tách riêng với phần nhạc, giống như lời của một bài thơ. Muốn viết lời ca hay, bạn cần đọc và tìm hiểu nhiều về thi ca, văn học, và cả hội họa. Các nhạc sĩ như Trịnh công Sơn, Phạm Duy, Văn Cao, v.v... là những nhạc sĩ có tài trong việc đặt lời cho ca khúc. Về mặt tâm hồn, lời ca phải súc tích, gợi cảm và chứa đựng một nội dung sâu sắc. Về mặt kỹ thuật, lời ca phải viết sao cho ca sĩ có thể diễn đạt, phát âm dễ dàng. Trong những số báo tới, tôi sẽ tìm cách trao đổi một vài ví dụ, rút ra từ kinh nghiệm viết của mình.
10. Nhạc sĩ phải hát hay?
Không cần thiết như vậy. Có ba giai đoạn trong sáng tạo âm nhạc: sáng tác, biểu diễn và thưởng thức. Nhạc sĩ thường là người thực hiện giai đoạn đầu, còn ca sĩ là người sáng tạo lần thứ nhì, và người thưởng thức là người sáng tạo lần thứ ba. Tâm lý chung thường cho rằng nhạc sĩ phải là người hát hay, nhưng trong thực tế, rất ít nhạc sĩ có giọng hát tốt. Nếu bạn vừa viết nhạc, vừa trình bày được bài hát của mình với giọng hát hay thì điều này rất quí. Tôi khuyên bạn nên biết hát một chút. Giống như một kỹ sư thiết kế, ngoài việc biết vẽ bản vẽ, cần phải biết dùng máy móc để thực hiện bản vẽ của mình, nhờ đó mới có thể hướng dẫn tường tận cho người thợ gia công.
11. Có cần phải có cảm hứng để viết ca khúc?
Đó là một chất xúc tác cần phải có để một tác phẩm có thể hình thành. Giống như làm thơ, viết văn hay vẽ tranh, v.v.. viết ca khúc là một loại lao động sáng tạo. Thông thường, người nhạc sĩ phải cưu mang, và trăn trở về một đề tài lấy từ trong cuộc sống hàng ngày. Đề tài này được thai nghén cho đến khi cảm hứng đến với người nhạc sĩ để cho tác phẩm được ra đời. Có khá nhiều định nghĩa và nghiên cứu về cảm hứng trong sáng tác, hay trong mỗi cá nhân. Rất tiếc phạm trù đó không thuộc về lĩnh vực của bài này.
12. Mất bao lâu để viết xong một ca khúc?
Tùy vào độ chín mùi của đề tài, cảm hứng, và kinh nghiệm viết của tác giả mà thời gian ra đời của một tác phẩm có khác nhau. Có bài hát ra đời chỉ trong vòng vài tiếng, nhưng có bài phải mất vài ngày, thậm chí cả tháng hoặc năm.
13. Sau khi viết xong một bài hát, việc sửa lại ra sao?
Đây là công việc được xem như là khô khan nhất với một số nhạc sĩ. Tuy nhiên sửa bài là công việc hết sức quan trọng trong sáng tác. Phương cách sửa bài thì tùy theo mỗi người. Có nhạc sĩ sửa bài hát của mình nhiều lần rồi mới đem "trình làng" đứa con tinh thần của mình. Có người, ngược lại, viết xong bài hát thì tìm cách phổ biến ngay, không cần phải sửa. Có người tự sửa lấy, có người nhờ các nhạc sĩ kinh nghiệm khác. Với người mới viết ca khúc, tôi khuyên nên dành nhiều thì giờ để tự xem xét lại bài hát của mình trước khi nhờ người khác hoặc đưa ra trước công chúng. Nên nhớ rằng tác phẩm của bạn là "đứa con" của bạn. Chỉ có bạn là người thương yêu nó nhất, và do vậy bạn cần phải "làm đẹp" cho nó trươ ùc khi giới thiệu với người khác. Sửa bài cũng chính là lúc mà bạn áp dụng các kiến thức, kinh nghiệm viết, và nhất là khả năng phê bình và lý luận về sáng tác.
14. Làm sao có bản quyền (copyright)?
Để bảo vệ quyền lợi của tác giả, bạn cần đăng ký với cơ quan có thẩm quyền về bản quyền tại quốc gia của bạn. Nếu ở Hoa kỳ, lệ phí đăng ký thông thường khoảng $20 USD cho một hoặc nhiều bài hát. Bạn có thể liên lạc với địa chỉ sau đây: The Copyright Office, Library of Congress, Washington D.C., 20559 hoặc xin đơn qua số phone: 202-707-9100. Ngoài ra, để biết thêm tin tức về bản quyền, bạn có thể xem webpage ở địa chỉ sau đây: http://lcweb.loc.gov/copyright/
15. Làm thế nào để "trình làng" một bài hát?

Các bài liên quan




0 nhận xét:

Đăng nhận xét