TRƯỜNG ĐỘ TUYỆT ĐỐI:


Muốn biết một âm thanh phải kéo dài bao nhiêu giây, người ta phải dùng tới những ký hiệu khác để diễn tả tốc độ của các âm thanh, còn gọi là nhịp độ của âm thanh (Tempo).

1. Ký hiệu ghi nhịp độ đều đặn : các chữ ghi nhịp độ thường cho ta 3 mức độ chính, đó là vừa, chậm và nhanh. Muốn chính xác hơn, người ta ghi thêm số phách hoặc số dấu nhạc phải diễn tấu trong một phút gọi tắt là số nhịp đoä.

1.1. CHỮ VIẾT / Ý NGHĨA / SỐ NHỊP ĐỘ

Nhịp độ chậm:

Largo / Chậm rãi / 40-60
Larghetto / Bớt chậm rãi / 60-66
Lento / Chậm
Adagio / Chậm / 66-76
Grave / Trịnh trọng

Nhịp độ vừa:

Andante / Khoan thai / 76
Andatino / Bớt khoan thai / 108
Moderato / Vừa / 108-120
Allegro Moderato / Nhanh vừa / 120
Allegretto / Chưa nhanh lắm

Nhịp độ nhanh:

Allegro / Nhanh / 120-168
Vivace / Khá nhanh
Presto / Hối hả, rất nhanh / 168
Prestissimo / Cực nhanh / 208

1.2. Người ta còn thêm các chữ để nói rõ sắc thái hơn như :

Molto : Rất
Assai : Rất
Non troppo : Không quá
Non Tanto : Không đến thế
Sempre : Luôn luôn (Sempre marcato : Luôn luôn rời mạnh)
Meno : Ít hơn (Meno mosso : Kém linh hoạt hơn)
Pìu : Hơn (Pìu andante : nhanh hơn Andante)
Poco : Ít, một chút (Poco a poco : Từ từ)
Quasi : Gần như.

2. Ký hiệu ghi nhịp độ thay đổi :

2.1. Tăng nhịp độ :

Accelerando (Accel.) : Nhanh dần lên
Animando : Linh động, hào hứng
Stretto : Dồn dập, gấp rút

2.2. Giảm nhịp độ :

Ritardando (Ritard.) : Chậm lại
Rallentando (Rall.) : Chậm dần
Allargando (Allarg.) : Mở rộng ra, giãn ra.
Ritenuto (Rit.) : Giữ lại, ghìm lại
Poco lento : Hơi chậm.

2.3. Nhịp độ tư do :

Ad libitum (ad lib.) : Nhịp độ tuỳ ý
A piacere : Tuỳ thích
Senza tempo : Không cần giữ nhịp
Rubato : Lơi nhịp

2.4. Vào nhịp độ bắt buộc :

Tempo : Vào nhịp (sau một đoạn nhạc ad lib.)
A tempo, Tempo primo : Trở về nhịp độ ban đầu

(AT), (1 Tempo)

L'istesso tempo : Giữ y nhịp độ cũ dù có thay đổi số nhịp, nghĩa là một phách ở loại nhịp trước vẫn bằng 1 phách ở loại nhịp sau.
Thí dụ 2/4 đổi qua 6/8 thì q trong 2/4 =q . trong 6/8
Ký hiệu ghi cường độ


1. Các chữ dùng để ghi cường độ thường dùng là:

Pianissimo..........(pp)......: Rất nhẹ

Piano.................(p).......: Nhẹ

Mezzo-Forte.......(mf)......: Mạnh vừa

Forte.................(f)........: Mạnh

Fortissimo...........(ff).......: Rất mạnh

Có khi người ta còn dùng ppp để chỉ cực nhẹfff để chỉ cực mạnh

2. Các chữ hoặc ký hiệu dùng để báo hiệu thay đổi cường:

Crescendo........(Cresc.).....: Mạnh dần lên

Decrescendo.....(decresc.)..: Nhẹ dần lại

Diminuendo.......(dim.)........: Bớt lại

Morendo..........(mor.).........: Lịm dần (thường dùng cuối đoạn, cuối bài)

Smorzando ......(Smor.).......: Tắt dần

Subito forte .....(Sf.) ..........: Mạnh đột ngột

Sforzando .......(Sfz.)..........: Nhấn buông, nhấn mạnh rồi nhẹ ngay (fp)

Marcato ..........(>) ............: Mạnh mà rời



Staccato ....(dấu chấm trên dấu nhạc): Nhẹ mà rời



Sostenuto (gạch ngang trên dấu nhạc): Cẩn trọng, nâng niu (pfp)



Sotto voce : Hát nửa tiếng, êm nhẹ

Dolce : Dịu dàng, nhẹ nhàng

Ngoài ra, để chỉ phải liên kết các dấu nhạc mạnh dần hoặc nhẹ dần một cách liên tục, không rời rạc, người ta dùng chữ Legato (liền tiếng, liền giọng).

3.Phân loại cường độ:

Có 2 cách phân định cường độ

3.1.Cường độ cố định: là cường độ được qui định trước theo nguyên tắc "Phách đầu mạnh,phách cuối nhẹ", mà không cần để ý đến giai điệu cũng như ý nghĩa của nó.

Cụ thể -trong loại nhịp 2 phách: phách 1 mạnh, phách 2 nhẹ ( Mạnh, nhẹ....)

-trong loại nhịp 3 phách: phách 1 mạnh, phách 2 vừa, phách 3 nhẹ ( Mạnh, Mạnh vừa, nhẹ);

-trong loại nhịp 4 phách: phách 1 mạnh, phách 2 vừa, phách 3 mạnh vừa, phách 4 nhẹ. Loại cường độ nầy thường dùng cho nhạc vũ đạo, quân hành, sinh hoạt, có tính cách bình dân đaị chúng, hoặc dùng cho người mới học nhạc để tập luyện giữ đúng nhịp. Nó có tính cách máy móc vì không để ý đến ý nghĩa của bài nhạc.

3.2.Cường độ diễn cảm: là cường độ do tiết tấu hoặc do ý nghĩa lời ca gợi ý. Chính loại cường độ nầy mới tạo "hồn" cho âm nhạc. Cần học phân tích tiết tấu thì mới biết phân phối cường độ sao cho phù hợp với từng dấu nhạc, từng nét, từng vế, từng câu, từng đoạn, từng bài nhạc.

4. Khi tác giả ghi các ký hiệu về cường độ thì đó cũng chỉ mới là hướng dẫn sơ khởi cho từng chỗ, từng đầu câu mà thôi, chứ không thể ghi chi tiết cường độ của tất cả mọi dấu nhạc trong câu trong bài được. Dù ghi hay không ghi ký hiệu cường độ, chúng ta cũng phải dựa trên tiết tấu của từng câu, từng đoạn và dựa trên ý nghĩa lời ca để phân phối cường độ cho xứng hợp, vì cường độ là yếu tố chủ chốt làm cho bài nhạc có hồn, có sinh khí. Người ca hát có hồn, có tâm tình là người biết dùng cường độ đúng lúc, đúng nơi. Chúng ta không nên dùng cách diễn tấu máy móc của các loại nhạc vũ,nhạc quân hành, nhạc sinh hoạt để diễn tấu các loại nhạc khác, đòi hỏi mức thưởng ngoạn cao hơn.